Tết đang đến gần. Sửa chữa hay tân trang lại nhà bếp là một vấn đề quan trọng với rất nhiều thứ cần cân nhắc. Tránh những lỗi phổ biến về thiết kế và xây dựng và bạn chắc chắn sẽ có được căn bếp trong mơ của mình cho dịp Tết sum vầy này nhé.
1. Không để ý đến những vật dụng nhỏ:
Đừng phớt lờ những phụ kiện và dụng cụ lưu trữ như ngăn kéo nhiều tầng hay tủ và pantry pull-out. Những giải pháp này sẽ tăng sự hiệu quả của việc để đồ trong bếp, cũng như giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể trong trường hợp bạn cần chúng trong tương lai.
2. Quên mất tiến trình công việc của bạn:
Khi lên kế hoạch cho việc sửa sang, hãy luôn nhớ rằng bếp là một khu vực rất bận rộn với các đồ vật như: Chậu rửa bát, lò nướng, và tủ lạnh. Luôn chắc chắn rằng những khu vực cũng như vật dụng đó nằm ở vị trí hợp lí đối với những thứ khác. Rất nhiều nhà thiết kế nói đến điều này như “tam giác làm việc” trong bếp, có nghĩa là mối liên hệ giữa các vật dụng này giống như một tam giác.
3. Không chú ý đến không gian kệ bếp:
Kệ bếp là một trong những yếu tố quan trọng nhất của căn bếp, vậy nên đừng quên sửa sang nó. Mở rộng không gian kệ bếp của bạn bằng cách sử dụng các tay đỡ hay giá nâng nhằm tạo thêm không gian cho mặt bàn bếp.
4. Tự làm một mình:
Dù cho bạn có thuộc loại người thích tự mình làm mọi thứ, hãy tham khảo một chuyên gia về thiết kế nhà bếp trước khi bắt tay vào dự án của mình. Một chuyên gia có thể giúp điều chỉnh kế hoạch sửa sang của bạn, đưa ra các mẹo và lời khuyên và cũng có thể đề xuất những ý tưởng mà bạn chưa từng nghĩ tới trước đó. Bel Decor cung cấp các lời khuyên như vậy miễn phí.
5. Bỏ quên các không gian khác:
Trong khi tiến hành công việc sửa sang, hãy luôn bảo vệ các phòng cũng như bề mặt khác khỏi những vật liệu, sơn rơi vãi mà bạn sử dụng cho căn bếp mới hay các mảnh vỡ khi xây dựng.
6. Quên mất về ngân sách bạn có:
Hoạch định ngân sách là một phần quan trọng trong kế hoạch sửa chữa. Quyết định những chi tiết nào trong căn bếp của bạn là quan trọng nhất, và phân bổ số tiền bạn có dựa theo đó. Luôn ghi nhớ rằng tủ bếp thường chiếm khoảng 1/3 số tiền bạn dành cho việc sửa sang.
7. Không nghĩ đến nó như là một sự nâng cấp:
Nâng cấp căn bếp thường là một khoản chi phí lớn cho hầu hết các gia đình nhưng nó là một thứ có thể được sử dụng trong nhiều năm sắp tới và đồng thời làm tăng giá trị tổng thể của ngôi nhà. Vậy nên cân nhắc về gia đình của bạn cũng như phong cách sống và lên kế hoạch sửa chữa dựa theo những điều ấy, từ đó chúng ta có thể tận dụng được tối đa lợi ích mà căn bếp mang lại. Bạn thích nấu ăn? Gia đình bạn dành nhiều thời gian cho nhau trong bếp? Không gian lưu trữ trong tủ bếp là vấn đề của bạn hiện tại? Đây là một vài thứ bạn cần cân nhắc khi chọn lựa thiết kế cũng như các vật dụng cho căn bếp.
8. Quên đi bức tranh tổng thể:
Khi lên kế hoạch cho việc nâng cấp căn bếp, luôn ghi nhớ cân nhắc mọi yếu tố: Màu của tường, loại gạch ốp tường, sàn nhà, tủ bếp, … và cách tất cả chúng kết hợp lại với nhau.
9. Chọn các vật dụng sau cùng:
Nếu bạn muốn mang lại cho căn bếp của mình một vẻ hoàn toàn mới, hãy chọn các vật dụng trước tiên. Việc chọn tủ bếp và bàn bếp phù hợp với các vật dụng như tủ lạnh hay máy rửa bát thường sẽ dễ dàng hơn làm điều ngược lại.
10. Tiết kiệm không gian trong tủ lưu trữ:
Có rất nhiều giải pháp cho việc lưu trữ đến cùng với một căn bếp mới và chúng thực sự có thể làm tăng không gian trong bếp của bạn – Đừng bỏ lỡ. Các giải pháp về lưu trữ như chạn bát hay những tủ chứa nhiều ngăn thực sự có thể giúp bạn có thêm nhiều không gian bên cạnh những chiếc tủ thông thường.
11. Không có sự vui vẻ:
Gạch ốp tường là một trong những điểm nhấn chính của căn bếp. Thử một loại vật liệu mới nhưng vẫn giữ được tính thanh lịch như thạch anh, vốn được dùng làm bàn bếp, có thể thật sự làm nổi bật không gian căn phòng. Chơi đùa với màu sắc, sử dụng các sắc thái khác nhau của cùng một tông màu có thể bổ sung một vẻ ngoài tinh tế cho căn bếp của bạn. Nghĩ về từng phần của bức tranh mà bạn có thể đặt lên những bức tường. Những chi tiết như vậy sẽ làm căn bếp của bạn tạo ra được cảm giác như một ngôi nhà.
Bel Decor - Making Different - Bringing Value
(Source: Caza)